AFF Cup là giải gì? AFF Cup mấy năm 1 lần? Có bao nhiêu đội? Trái tim người hâm mộ thể thao, đặc biệt là môn thể thao vua đang rất mong chờ giải đấu này. Nếu bạn đang có những thắc mắc, hãy theo dõi bài viết AFF Cup là gì? Những điều gì cần biết trong giải AFF Cup này của FPT Telecom nhé
AFF Cup là gì?
AFF Cup là giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (còn được gọi là ASEAN Football Championship) với sự tham gia của các đội tuyển thuộc khu vực Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức.
Trong lịch sử, AFF Cup được tổ chức 2 năm một lần vào các năm chẵn, ngoại trừ các lần vào năm 2007 (do trùng với thời điểm diễn ra Đại hội Thể thao châu Á 2006) và 2021 (ban đầu là 2020 nhưng bị hoãn 1 năm do dịch covid-19).
Từ trước tới nay, AFF Cup từng được gọi với các tên là Tiger Cup (1996 đến 2004), AFF Cup Championship (2007, không có nhà tài trợ), AFF Suzuki Cup (2008 đến 2018) và AFF Mitsubishi Electric Cup (hiện tại).
Thể thức thi đấu
Hình thức thi đấu của AFF Cup 2022 sẽ được giữ nguyên giống với thể thức thi đấu năm 2018. Các đội bóng sẽ được chia ra thành 2 bảng và mỗi đội sẽ thi đấu 2 trận trên sân nhà và 2 trận trên sân khách đối thủ được xếp luân phiên nhau.
Trận bán kết và chung kết của giải đấu cũng sẽ được thi đấu vòng lượt đi và lượt về trên sân nhà và sân khách. Luận bàn thắng sân khách sẽ được áp dụng để xác định được nếu như sau 2 lượt đi và 2 đội có kết quả là hoà.
Dù được đề xuất rất nhiều trong các giải đấu trước đây, nhưng có nhiều khả năng VAR vẫn sẽ không được áp dụng cho giải đấu 2022 này. Do có những vướng mắc khi phải triển khai toàn bộ hệ thống tại khu vực Đông Nam Á.
AFF cup mấy năm tổ chức một lần
Theo quy định của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á thì giải đấu AFF Cup sẽ được tổ chức đều đặn 2 năm 1 lần. Lần tổ chức gần đây nhất của AFF Cup là năm 2020 và đội tuyển vô địch là Thái Lan.
Trước đây, AFF Cup chỉ có tối đa 8 đội bóng trong khu vực Đông Nam Á tham dự. Tuy nhiên tại giải đấu vào năm 2018, một số thay đổi về hình thức thi đấu đã được đưa ra nên số lượng đội bóng tham gia đã tăng lên thành 10 đội. Trong đó, có 8 đội xếp đầu bảng theo thứ hạng của FIFA sẽ giành được tấm vé đi thẳng vào vòng đấu bảng. Còn lại hai đội đứng cuối (thứ hạng 9 và 10) sẽ phải tham gia thi đấu một trận play-off. Đội nào giành chiến thắng sẽ có có hội giành được tấm vé cuối cùng để bước vào AFF Cup.
Lịch sử AFF Cup qua các năm
Năm |
Tên gọi |
Nước đăng cai |
Vô địch |
Á quân |
1996 |
Tiger Cup |
Singapore |
Thái Lan |
Malaysia |
1998 |
Tiger Cup |
Việt Nam |
Singapore |
Việt Nam |
2000 |
Tiger Cup |
Thái Lan |
Thái Lan |
Indonesia |
2002 |
Tiger Cup |
Indonesia – Singapore |
Thái Lan |
Indonesia |
2004 |
Tiger Cup |
Việt Nam – Malaysia |
Singapore |
Indonesia |
2007 |
AFF Cup |
Thái Lan – Singapore |
Singapore |
Thái Lan |
2008 |
AFF Suzuki Cup |
Thái Lan – Indonesia |
Việt Nam |
Thái Lan |
2010 |
AFF Suzuki Cup |
Việt Nam – Indonesia |
Malaysia |
Indonesia |
2012 |
AFF Suzuki Cup |
Malaysia và Thái Lan |
Singapore |
Thái Lan |
2014 |
AFF Suzuki Cup |
Việt Nam và Singapore |
Thái Lan |
Malaysia |
2016 |
AFF Suzuki Cup |
Philippines và Myanmar |
Thái Lan |
Indonesia |
2018 |
AFF Suzuki Cup |
Lào và Campuchia |
Việt Nam |
Malaysia |
2021 |
AFF Suzuki Cup |
Singapore |
Thái Lan |
Indonesia |
2022 |
AFF Mitsubishi Electric Cup |
Không có nước chủ nhà đăng cai vòng bảng |
Chưa xác định |
Chưa xác định |
Thành tích một số đội tuyển tham dự
Thái Lan – Có 14 lần tham dự và đã vô địch được 6 lần, đội giàu thành tích nhất lịch sử các kỳ AFF Cup.
Singapore – Có 14 lần tham dự và vô địch tới 4 lần, họ cũng chính là đội giàu thành tích thứ hai ở giải đấu này.
Việt Nam – Có 14 lần tham dự và vô địch 2 lần vào các năm 2008 và 2018. Tại AFF Cup 2022, thầy trò HLV Park Hang-seo quyết giành chức vô địch sau khi bị Thái Lan lấy mất năm 2020.
Indonesia – Có 14 lần tham dự nhưng chưa từng vô địch dù đã 6 lần lọt vào chung kết.
>> Xem thêm:
Bài viết liên quan: