Ethernet là một trong những công nghệ mạng đầu tiên, được phát minh cách đây gần 50 năm. Hiện nay, thuật ngữ này vẫn được sử dụng khá phổ biến. Cùng FPT Telecom tìm hiểu những điều cần biết trong bài viết Ethernet là gì? Ethernet hoạt động như thế nào và những lợi ích sau nhé!
Ethernet hoạt động như thế nào?
Giao thức Ethernet được xác định là hoạt động trên cả Layer 1 – lớp vật lý – và Layer 2 – lớp liên kết dữ liệu – trên mô hình giao thức mạng OSI. Ethernet xác định hai đơn vị truyền: packet và framework. Framework không chỉ có nội dung của dữ liệu được truyền mà còn bao gồm:
- Địa chỉ truy cập vật lý (MAC) của cả người gửi và người nhận;
- Gắn thẻ Vlan và thông tin liên quan khác;
- Thông tin sửa lỗi để phát hiện sự cố truyền
Mỗi frame sẽ nằm trong một gói chứa một vài byte thông tin để thiết lập kết nối và đánh dấu vị trí framework bắt đầu.
Các loại cáp Ethernet phổ biến
- Cáp CAT5E
CAT5E là loại cáp có thể truyền tải dữ liệu vô cùng tối ưu lên đến 1000 Mbps, điều này giúp quá trình sử dụng của bạn trở nên thoải mái hơn. Ngoài ra, nó còn có đặc tính ưu việt là ít nhiễm chéo giúp quá trình mượt mà và luôn ổn định.
- Cáp CAT6
Về CAT6 thì điểm nổi bật có phần tương tự với loại cáp CAT5E đều mang đến người dùng trải nghiệm ổn định. Tuy nhiên, CAT6 lại có băng thông gấp 2,5 lần so với CAT5E (cụ thể là 250 MHz). Giúp bạn có thể trải nghiệm toàn bộ quá trình luân chuyển dữ liệu tối ưu hơn.
- Cáp CAT6A
Đây được xem là loại cáp Ethernet hiện đại bậc nhất ngày nay với đặc tính tránh nhiễu sóng hiệu quả nhờ vỏ ngoài khá dày. Bên cạnh đó, CAT6A còn có hai đặc điểm vô cùng nổi bật chính là:
- Băng thông đạt mức 500 MHz gấp đôi so với CAT6.
- Trong phạm vi 100m, CAT6A sẽ hỗ trợ khả năng truyền tín hiệu lên đến 1000 Mbps.
Một vài chức năng nổi bật của Ethernet là gì?
Ra đời từ khá sớm, nhưng tới nay Ethernet vẫn được ưa chuộng và sử dụng ở hầu hết mọi tổ chức, văn phòng do có nhiều chức năng nổi bật, bao gồm:
- Khả năng truyền tải dữ liệu nhanh: Thông tin truyền phát qua mạng lưới Ethernet được thực hiện với tốc độ rất cao, mượt và không phải chờ đợi lâu.
- Tiện dụng để in ấn, chia sẻ thông tin: Hầu hết các loại máy in, máy scan và máy photocopy trong môi trường công sở hiện nay đều nhận dữ liệu từ các máy tính qua mạng Ethernet.
- Cơ chế bảo mật rất tốt: Ở thiết lập mặc định, nếu có ai đó đột nhập vào hệ thống mạng Ethernet của gia đình hoặc công sở. Hệ thống sẽ tự động ngưng truyền phát tín hiệu và yêu cầu bạn thực hiện lại.
Hạn chế của cáp Ethernet là gì?
Cáp Ethernet đơn giống như dây nguồn điện, có khoảng cách tối đa giới hạn. Chính là giới hạn về thời gian trước khi mất tín hiệu (gọi là hiện tượng suy giảm). Điều này là do đặc tính truyền tải điện của chúng. Bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự giao thoa xung quanh cáp.
Cả hai đầu của dây cáp phải đủ gần để nhận tín hiệu nhanh chóng, nhưng đủ xa để tránh nhiễm điện. Tuy nhiên, điều này không giới hạn kích thước của một mạng. Bởi vì phần cứng như router hoặc hub có thể được sử dụng để kết nối nhiều cáp Ethernet với nhau trong cùng một mạng. Khoảng cách giữa hai thiết bị này được gọi là đường của kính mạng (network diameter).
Chiều dài tối đa của một cáp CAT5, trước khi xảy ra sự suy giảm là 324 feet. CAT6 có thể lên đến khoảng 700 feet. Lưu ý, cáp Ethernet có thể dài hơn nhưng bị mất tín hiệu. Đặc biệt nếu có các thiết bị điện khác đi qua.
Lưu ý: Chiều dài cáp Ethernet sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại cáp mỏng, chuẩn 10 base 2 hoặc cáp dày, 10 base 5.
So sánh Ethernet với WiFi
Ethernet |
WiFi |
|
Ưu điểm |
– Cường độ tín hiệu ổn định: Ethernet sử dụng dây để kết nối thiết bị với modem mạng nên tín hiệu sẽ luôn được ổn định. – Bảo mật cao: Với kết nối bằng dây, bạn có thể dễ dàng kiểm soát được lượng người muốn kết nối vào mạng cục bộ của bạn. |
– Không tốn chi phí mua dây cáp: Với đặc điểm kết nối không dây, bạn sẽ không cần tốn quá nhiều tiền để mua thêm dây cáp kết nối. – Không sử dụng cổng kết nối – Thoải mái di chuyển: Bạn có thể di chuyển dễ dàng đến mọi nơi mà không cần lo lắng đến vấn đề kết nối mạng. |
Nhược điểm |
– Tốn chi phí để mua dây cáp: Một doanh nghiệp muốn sử dụng giao thức Ethernet là phương thức kết nối mạng chính thì sẽ phải tốn chi phí khá lớn để mua dây cáp kết nối, mua vật che chắn dây cáp,… – Cổng kết nối ít: Có rất nhiều thiết bị có tích hợp cổng Ethernet như máy tính, laptop, tivi,… Nhưng cũng có rất nhiều thiết bị không tích hợp loại cổng này. – Tính di động: Ethernet mang tính cố định, phù hợp với các thiết bị ít di chuyển như máy tính, laptop, tivi,… |
– Cường độ tín hiệu: Bởi vì WiFi là kết nối không dây nên dễ bị ảnh hưởng từ các vật chắn, khoảng cách khiến cường độ tín hiệu bị yếu. – Bảo mật thấp: WiFi thường được sử dụng nhiều ở các nơi công cộng và đặc điểm là kết nối không dây nên dễ dàng bị kẻ xấu lợi dụng để đột nhập vào các thiết bị đang kết nối WiFi của bạn. |
Cách thức truyền dữ liệu qua Ethernet
Cách thức truyền dữ liệu qua Ethernet có hai cách là lớp vật lý và lớp liên kết dữ liệu. Trong chuyên ngành người ta còn gọi là Layer 1 và Layer 2. Khi hoạt động, Ethernet xác định hai đơn vị truyền là gói và khung (Packet và Framework), thông qua mô hình giao thức mạng OSI.
Mỗi Framework phải nằm trong một gói chứa một vài byte thông tin, giúp thiết lập kết nối và đánh dấu vị trí. Trong Framework sẽ chứa các nội dung dữ liệu được truyền, địa chỉ truy cập vật lý, thông tin sửa lỗi và gắn thẻ Vlan.
Nên dùng Ethernet khi nào? – Ethernet là gì?
Bạn nên dùng Ethernet trong các trường hợp như sau:
- Khi khoảng cách truy cập giữa thiết bị của bạn và modem gần với nhau. Điều này sẽ giúp tối ưu đường truyền tốt hơn nhiều so với wifi.
- Khi cần tải tài liệu, phần mềm, chơi game online hoặc dùng các dịch vụ trực tuyến mà cần tính bảo mật thông tin cao thì ethernet là lựa chọn tuyệt vời nhất.
Tại sao Ethernet được sử dụng phổ biến?
Đối với các tổ chức sử dụng mạng cục bộ như văn phòng công ty, khuôn viên trường học và bệnh viện. Ethernet được tin dùng vì tốc độ cao, bảo mật tốt và độ tin cậy cao.
Ethernet ban đầu trở nên phổ biến vì giá thành không quá đắt. Khi công nghệ mạng tiên tiến, Ethernet có khả năng phát triển và cung cấp mức hiệu suất cao hơn. Đảm bảo sự phổ biến bền vững của nó. Trong suốt quá trình phát triển của mình, Ethernet cũng duy trì khả năng tương thích ngược.
Thông lượng ban đầu của Ethernet chỉ đạt 10 megabit/giây. Sau đó nó đã tăng gấp 10 lần lên 100Mbps vào giữa những năm 1990. Viện IEEE đã tiếp tục tăng hiệu suất với các bản cập nhật liên tiếp. Các phiên bản hiện tại của Ethernet có thể hỗ trợ hoạt động lên đến 400 gigabit / giây (Gbps).
>> Xem thêm:
Bài viết liên quan: