IP hay địa chỉ IP là thành phần cốt lõi không thể thiếu của mỗi thiết bị khi kết nối mạng. Tất cả các thiết bị, từ máy Client tới máy chủ Server đều sở hữu một địa chỉ IP riêng. Hãy để FPT Telecom giới thiệu đến bạn những điều cần biết qua bài viết IP động & IP tĩnh là gì? Nên lựa chọn loại nào dùng thì phù hợp này nhé.
Địa chỉ IP là gì?
IP (Internet Protocol) là một giao thức liên hệ thông qua hệ thống mạng Internet. Hiểu một cách đơn giản nhất, IP tương tự như địa chỉ nhà của bạn, bên trong chứa các thông tin cần thiết để các thiết bị mạng có thể giao tiếp được với nhau.
Hiện nay, IP được phân thành 4 loại chính là:
- IP công cộng (IP Public)
- IP riêng tư (IP Private)
- IP tĩnh (Static IP)
- IP động (Dynamic)
Trong đó, IP tĩnh và IP động là 2 loại được sử dụng phổ biến nhất.
Cấu trúc một địa chỉ IP:
Địa chỉ IPv4:
IPv4 sử dụng 32 bit để mã hóa dữ liệu theo dạng: EFG.HIJK.LMN.OPQ.
Các số sẽ được người thiết lập mạng hoặc thiết bị Modem liên quan gán cho.
Tuy nhiên, do sự phát triển internet quá nhanh nên địa chỉ IPv4 đang dần cạn kiệt, thời gian chỉ tính bằng tháng.
Để khắc phục được vấn đề này, các nhà cung cấp dịch vụ đã xây dựng liên giao thức IPv6.
Địa chỉ IPv6:
Địa chỉ này được mã hóa 128 bit, số lượng địa chỉ IP mà IPv6 có thể cung cấp là con số rất lớn lên tới (4*10^4)^4 (4 tỷ mũ 5).
Với lượng khổng lồ như vậy, IPv6 có thể đảm bảo cung cấp lượng IP trong thời gian rất dài trên toàn thế giới.
Nhưng quá trình triển khai IPv6 cũng đang gặp khó khăn do sai khác về cấu hình cho các thiết bị sử dụng IPv4 trước đây.
Ưu và nhược điểm của địa chỉ IP là gì?
Ưu điểm của IP là kết nối thông tin, giúp người dùng dễ dàng truy cập mạng lưới Internet. Bên cạnh đó, địa chỉ IP còn hỗ trợ việc quản lý hệ thống mạng, bởi mỗi máy tính sẽ được cấp một IP riêng biệt.
Còn nhược điểm của IP là dễ bị khai thác thông tin cá nhân từ hoạt động xâm nhập của hacker. Hơn nữa, tất cả các hoạt động truy cập Internet của người dùng đều bị lưu lại thông tin IP. Điều này càng tạo thuận lợi cho các đối tượng xấu tiến hành các hành động trái phép.
Chúng được sử dụng ở đâu?
Trong mạng nội bộ như là doanh nghiệp hay trong nhà, nơi bạn sử dụng địa chỉ IP Private, tất cả những thiết bị có khả năng được định cấu hình cho DHCP. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng đang sử dụng địa chỉ IP động. Trong trường hợp DHCP không được kích hoạt, mỗi thiết bị trong mạng gia đình cần phải cài đặt thông tin mạng một cách thủ công, nên có khả năng bạn đã làm việc này trước đó.
Địa chỉ IP Public được gán cho tất cả router doanh nghiệp và gia đình bởi ISP là địa chỉ IP động. Những công ty có quy mô lớn hơn thường không dùng địa chỉ IP tĩnh để kết nối mạng mà được chỉ định địa chỉ IP tĩnh.
IP Dynamic (IP động)
IP động là gì? Khác với IP tĩnh, địa chỉ IP động được gán tự động, mang tính chất tạm thời và chí được trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó lại có sự thay đổi. Hoạt động thay đổi diễn ra tự động, được máy chủ DHCP Server quản lý.
- Ưu điểm của địa chỉ IP động: Giúp người dùng dễ dàng hơn trong cài đặt, quản lý; không giới hạn về số lượng thiết bị kết nối mạng internet; có thể thay thế máy chủ DHCP thiết lập địa chỉ IP cụ thể cho mỗi thiết bị. Khả năng bảo mật khá cao vì chúng thay đổi liên tục.
- Nhược điểm của IP động: Sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi muốn truy cập vào mạng nội bộ từ một mạng bên ngoài.
Ưu điểm của IP động (IP Dynamic) là gì?
- Do không yêu cầu việc bảo trì nên địa chỉ IP động rất lý tưởng để sử dụng tại nhà, nơi người dùng không cần nhiều kiến thức về kỹ thuật.
- Người dùng không phải lo lắng về việc cấu hình địa chỉ IP của họ vì cấu hình mạng sẽ được thực hiện tự động.
- Với số lượng IP tĩnh hạn chế, các IP động sẽ hiệu quả hơn về chi phí vì thế địa chỉ IP động ít tốn kém hơn địa chỉ IP tĩnh.
- IP động gây ra ít rủi ro bảo mật hơn. Vì mỗi khi người dùng đăng nhập, một thiết bị sẽ được gán một địa chỉ IP mới.
IP Static (IP tĩnh)
IP tĩnh là gì? địa chỉ IP tĩnh định được nhà cung cấp dịch vụ internet gán cố định cho máy tính; không thay đổi theo thời gian. Địa chỉ này thường được dùng cho nhóm doanh nghiệp hoặc nhóm người, để nhiều người có thể truy cập. Tất cả các thiết bị (Router, PC, laptop, điện thoại…) đều có cấu hình để sở hữu IP tĩnh.
- Ưu điểm của địa chỉ IP tĩnh: Giúp các kết nối nhanh hơn do được đặt cố định; phù hợp với môi trường có nhiều máy tính, máy fax hoạt động; hạn chế tối đa việc thất thoát dữ liệu; đảm bảo tính ổn định khi các máy tính hoạt động. IP tĩnh giúp doanh nghiệp sử dụng máy fax, quan sát camera từ bên ngoài; cũng rất hữu ích đối với các game cần IP tĩnh.
- Nhược điểm của IP tĩnh: Phải cấu hình các thiết bị thủ công; phải thiết lập đúng IP và route để máy chủ và các truy cập từ xa có thể giao tiếp. Khả năng bảo mật của IP tĩnh không cao, bởi vì chúng không thay đổi, các tin tặc có thời gian để tìm ra lỗ hổng và tấn công.
Lợi thế của địa chỉ IP tĩnh
- Địa chỉ IP tĩnh sẽ giúp các kết nối nhanh hơn vì người dùng không cần phải cấp lại IP mới. Nói dễ hiểu hơn là IP tĩnh tương tự email hay địa chỉ nhà, nó sẽ không thay đổi, giúp cho việc liên lạc và sử dụng tiện lợi.
- IP tĩnh rất phù hợp cho môi trường sử dụng nhiều máy tính, máy fax của doanh nghiệp hay hệ thống quán nét. Nó sẽ hạn chế các rủi ro tối đa việc thất thoát dữ liệu. IP tĩnh sẽ giúp các máy tính hoạt động cùng nhau ổn định hơn. Ví dụ như công ty đã cài đặt IP tĩnh thì các máy trong công ty sẽ kết nối theo IP đó. Để có thể fax và in ấn dễ dàng. Đối với IP động thì khi máy chủ khởi động sẽ kéo theo IP thay đổi. Điều này khiến các kết nối trở nên gián đoạn và phải cài lại IP cho từng máy, rất tốn thời gian.
- Không chỉ vậy, IP tĩnh còn giúp công ty có thể sử dụng quan sát camera, máy fax từ bên ngoài.
- IP tĩnh cũng có tác dụng đối với các game cần IP tĩnh.
>> Xem thêm:
Bài viết liên quan: