Khái niệm mạng LAN là gì? Tổng quan những thông tin về mạng LAN

Khái niệm mạng LAN là gì? Tổng quan những thông tin về mạng LAN

Thời buổi công nghệ này, đa số các thiết bị điện tử thông minh đều có thể kết nối được internet. Và tôi chắc chắn rằng gia đình bạn đều có những thiết bị sau: máy tính, máy tính xách tay, Smartphone, Tivi thông minh… Các thiết bị này có thể truy cập vào nhau và truy cập được với mạng internet qua giao thức mạng LAN. Vì vậy, FPT Telecom cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về mạng LAN qua bài viết Khái niệm mạng LAN là gì? Tổng quan những thông tin về mạng LAN này nhé. 

Định nghĩa mạng LAN là gì?

Mạng LAN là viết tắt của từ Local Area Network tạm dịch “mạng máy tính nội bộ”. Giao thức này cho phép những máy tính kết nối với nhau để cùng làm việc và chia sẻ dữ liệu. Kết nối này được thực hiện thông qua sợi cáp LAN hay Wifi không dây trong một khu vực. Do đó mạng LAN chỉ sử dụng được trong phạm vi giới hạn cố định như: văn phòng làm việc, tòa nhà, trường học hay các doanh nghiệp…

Những máy tính thuộc mạng LAN có thể chia sẻ tài nguyên với nhau. Điển hình là chia sẻ tập tin, máy in, máy quét và một số thiết bị khác. Mạng LAN tối thiểu cần có máy chủ (server), những thiết bị ghép nối (Repeater, Hub, Switch, Bridge), máy tính con (Client), card mạng và dây cáp để kết nối máy tính với nhau.

Định nghĩa mạng LAN là gì?
Định nghĩa mạng LAN là gì?

Các kiểu Topology của mạng LAN

Mạng hình sao (Star Topology) – Khái niệm mạng LAN

Mô hình mạng hình sao bao gồm một trung tâm và các máy trạm hay các thiết bị khác là các nút thông tin còn lại của mạng. Trong đó trung tâm đóng vai trò điều khiển tất cả các hoạt động của mạng:

  • Thông báo các trạng thái của mạng.
  • Xác định cặp địa chỉ gửi và địa chỉ nhận và cho phép chúng chiếm thông tin để liên lạc với nhau.
  • Theo dõi và xử lý sai trong quá trình trao đổi thông tin, …

Mạng dạng vòng (Ring Topology) – Khái niệm mạng LAN

Mạng được bố trí và lắp đặt theo kiểu một vòng tròn khép kín. Các tín hiệu được truyền theo một chiều nào đó, tuy nhiên mỗi một thời điểm các máy trạm chỉ được truyền tín hiệu qua một nút mà thôi và thông tin chuyển đi phải có đính kèm địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận.

Các kiểu Topology của mạng LAN
Các kiểu Topology của mạng LAN

Mạng dạng định tuyến (Linear Bus Topology) – Khái niệm mạng LAN

Mạng dạng tuyến được bố trí theo kiểu hành lang mà ở đó các thiết bị được ghép nối với nhau trên một đường trục chính để truyền tải dữ liệu và ở 2 đầu của trục chính được bịt kín bởi 2 thiết bị Terminator. Các dữ liệu được truyền trong mạng khi di chuyển lên hoặc xuống trong mạng đều cần mang theo địa chỉ nơi đến.

Các kiểu Topology của mạng LAN
Các kiểu Topology của mạng LAN

Công dụng của mạng LAN

Mạng LAN cho phép các thiết bị laptop, điện thoại, máy tính bảng có thể kết nối với nhau. Các lợi ích công nghệ mạng LAN mang lại bao gồm:

  • Cho phép truy cập vào các ứng dụng tập trung nằm trên các máy chủ
  • Cho phép tất cả các thiết bị lưu trữ dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp ở một vị trí tập trung
  • Bảo vệ các thiết bị kết nối mạng LAN bằng các công cụ bảo mật mạng.
  • Cho phép chia sẻ tài nguyên, bao gồm máy in, ứng dụng và các dịch vụ được chia sẻ khác
  • Cho phép nhiều thiết bị trong một mạng LAN chia sẻ một kết nối internet duy nhất
Công dụng của mạng LAN
Công dụng của mạng LAN

Phân loại công nghệ LAN

Một số công nghệ mạng LAN phổ biến nhất là Ethernet, Token Ring và FDDI. Hầu hết các mạng LAN sử dụng TCP / IP để giao tiếp. Cáp xoắn đôi thường được sử dụng trong mạng LAN.

Ethernet cho đến nay là công nghệ mạng LAN có dây phổ biến nhất. Nó xác định hệ thống dây, tín hiệu, đầu nối, định dạng khung, quy tắc giao thức…

Hầu hết các mạng LAN hiện đại cũng hỗ trợ công nghệ mạng LAN không dây (WLAN), được xác định theo tiêu chuẩn IEEE 802.11. Mạng WLAN sử dụng sóng vô tuyến thay vì dây hoặc cáp để liên kết giữa các thiết bị.

Phân loại công nghệ LAN
Phân loại công nghệ LAN

So sánh mạng LAN, MAN và WAN

Tiêu chí

Mạng LAN

Mạng MAN

Mạng WAN

Tên đầy đủ

Local Area Network

Metropolitan Area Network

Wide Area Network

Phạm vi chia sẻ kết nối

Phạm vi nhỏ – trong một căn phòng, văn phòng, khuôn viên.

Pham vi chia sẻ lên tới 50 km

Phạm vi chia sẻ không bị giới hạn

Tốc độ truyền dữ liệu

10 đến 100 Mbps

lớn hơn mạng LAN và nhỏ hơn mạng WAN

256Kbps đến 2Mbps

Băng thông

Lớn

Trung bình

Thấp

Chi phí

Thấp

Cao

Rất cao

Để tạo ra kết nối LAN nội bộ, cần yêu cầu gì?

Điều kiện cần để tạo ra mạng LAN nội bộ đó là có thiết bị làm máy chủ Server, một vài thiết bị hỗ trợ kết nối và cuối cùng là các máy khách.

Và cần chắc chắn rằng các thiết bị đã tích hợp sẵn Card mạng NIC (Viết tắt của từ Network Interface Card).

Card mạng có nhiệm vụ thu phát tín hiệu mạng cho những thiết bị muốn kết nối với mạng LAN, card mạng NIC thường đã được tích hợp sẵn khi xuất xưởng trong Laptop, máy tính,…

Để tạo ra kết nối LAN nội bộ, cần yêu cầu gì?
Để tạo ra kết nối LAN nội bộ, cần yêu cầu gì?

Những lý do nên sử dụng mạng LAN

  • Giúp lưu trữ dữ liệu tập trung, dễ dàng kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa nhiều loại thiết bị khác nhau trong hệ thống mạng. Hơn thế, bạn còn có thể sử dụng một máy tính để điều khiển các máy còn lại trong LAN.
  • Cho phép chia sẻ tài nguyên: các máy trạm trong hệ thống có thể dễ dàng kết nối và dùng chung các thiết bị ngoại vi như máy in, ổ CD… Điều này giúp tiết kiệm và tăng năng suất hoạt động cho các tổ chức, doanh nghiệp.
  • Giúp sao lưu, quản lý dữ liệu mật một cách an toàn. LAN cung cấp cho người dùng một hệ thống bảo mật tập trung, giúp kiểm soát các truy cập vào hệ thống của mình.
  • Phần cứng của thiết bị tiêu chuẩn cũng được sử dụng cho các máy trạm (client) và các máy chủ mạng. Điều này giúp bạn có được những thiết kế linh hoạt và bảo trì một cách dễ dàng.
  • Các thiết bị cùng trong một mạng LAN có thể sử dụng chung các ứng dụng của hệ thống.
  • Hỗ trợ tính năng chịu lỗi, giảm thời gian chết cho doanh nghiệp…
Những lý do nên sử dụng mạng LAN
Những lý do nên sử dụng mạng LAN

>> Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *