Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, hiện nay các mạng máy tính đã phát triển một cách nhanh chóng và đa dạng cả về quy mô,hệ điều hành và ứng dụng. Do vậy việc nghiên cứu chúng ngày càng trở nên phức tạp. Để có thể thiết kế,quản trị một mạng máy tính, trước hết phải hiểu mạng máy tính đó hoạt động như thế nào. Cùng FPT Telecom tìm hiểu những điều cần biết qua bài viết Khái niệm mạng máy tính là gì? Mạng máy tính có những lợi ích gì? này nhé.
Khái niệm mạng máy tính
Có thể hiểu đơn giản, mạng máy tính là một hệ thống mạng lưới các máy tính được kết nối với nhau theo một đường truyền vật lý. Chúng được kết nối theo kiến trúc nào đó (Network Architecture) nào đó. Mục đích tạo nhằm thu thập, trao đổi dữ liệu và chia sẻ tài nguyên cho nhiều người cùng sử dụng.
Mạng máy tính được thấy nhiều nhất tại các văn phòng khi có nhiều người cùng sử dụng máy tính trong cùng một phòng. Hoặc mạng máy tính cho một tòa nhà, một thành một. Cũng có thể là mạng máy tính trên phạm vi toàn cầu.
Các thành phần cơ bản nhất của mạng máy tính
Nếu bạn không biết các thành phần của mạng máy tính là gì, thì câu trả lời là: thiết bị đầu cuối, thiết bị kết nối vật lý, phương tiện truyền dẫn và phần mềm kết nối đều là thành phần của một hệ thống mạng máy tính hoàn chỉnh.
- Thiết bị đầu cuối: Trong mạng máy tính, thiết bị đầu cuối bao gồm điện thoại, máy tính, máy chủ, máy quét, máy in, máy ảnh,… Các thiết bị này sẽ được liên kết với nhau bằng thiết bị kết nối hoặc một phương tiện truyền dẫn.
- Phương tiện truyền dẫn: Đây là các thiết bị được kết nối không dây để trao đổi dữ liệu. Chẳng hạn như bộ phát, bộ truyền tín hiệu, sóng điện từ,…
- Thiết bị kết nối vật lý là dây dẫn, mô-đun, công tắc và các thiết bị khác kết nối thiết bị đầu cuối này với thiết bị đầu cuối khác.
- Phần mềm kết nối: Phần mềm kết nối, giống như phương tiện truyền dẫn. Là một chương trình và ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị đầu cuối. Cho phép chia sẻ dữ liệu qua đường truyền không dây.
Cách thức hoạt động của mạng máy tính?
Trong hệ thống mạng máy tính, có rất nhiều các thiết bị được sử dụng. Mỗi thiết bị lại đóng vai trò quan trọng khác nhau. Trong đó, các thiết bị như Router, Switch, Access Point (điểm truy cập) đóng vai trò nền tảng. Chúng được sử dụng để tạo ra một hệ thống truyền thông tiêu chuẩn thông qua giao thức TCP/IP.
Thiết bị chuyển mạch đóng vai trò kết nối các thiết bị đầu cuối (Máy tính, máy in, điện thoại…). Giúp những thiết bị này bảo mật nội bộ với mạng trong công ty/ tổ chức hoặc gia đình. Điểm truy cập kết nối thiết bị với mạng mà không cần sử dụng dây cáp.
Router (bộ định tuyến) có vai trò kết nối mạng này với mạng khác. Nó hoạt động với vai trò điều phối, chọn tuyến đường đi tốt nhất cho tập tin. Đảm bảo gửi đúng đến địa chỉ đích. Ngoài ra, Router còn giúp bảo vệ các thông tin trong mạng khỏi các mối đe dọa bảo mật bên ngoài.
Bộ chuyển mạch và bộ định tuyến không giống nhau, điểm khác biệt lớn nhất là cách mà chúng xác định thiết bị đầu cuối.
Lợi ích của mạng máy tính – Khái niệm mạng máy tính
Lợi ích của mạng máy tính là gì? Có thể nói rằng, hệ thống mạng máy tính là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống 4.0 của con người hiện nay. Bởi mạng máy tính mang đến những lợi ích vô cùng đặc biệt cho người dùng như sau:
- Cho phép người dùng chia sẻ tập tin của mình đến với những người dùng khác
- Người dùng có thể xem, chỉnh sửa và sao chép các tập tin trên máy tính khác tương tự như máy tính của mình
- Tất cả các thiết bị và máy tính sử dụng trong cùng một hệ thống mạng. Đều được phép sử dụng chung gói tài nguyên như: Máy in, máy fax, modem, máy quét,…
- Người dùng khi tham gia vào một mạng máy tính bất kỳ sẽ được quyền chia sẻ các tập tin trong cùng hệ thống mạng đó
Phân loại theo chức năng của mạng máy tính
- Mạng ngang hàng (mô hình Peer – to – Peer)
Với mô hình ngang hàng, toàn bộ máy tính trong mạng sẽ có vai trò như nhau. Theo đó, mỗi máy tính vừa thực hiện việc trực tiếp cung cấp tài nguyên của mình cho máy tính khác. Vừa trực tiếp sử dụng tài nguyên của máy khác trong hệ thống. Tuy nhiên, mô hình này chỉ phù hợp cho hệ thống mạng quy mô nhỏ. Chế độ bảo mật chưa cao và việc quản lý tài nguyên bị phân tán.
- Mạng máy khách – máy chủ (mô hình Client – Server)
Đối với mô hình máy khách – máy chủ sẽ có một hay một số máy đảm nhận vai trò quản lý, cung cấp tài nguyên (bao gồm dữ liệu, chương trình, thiết bị…). Gọi là máy chủ, còn tất cả các máy khác là máy khách. Máy khách sẽ sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp.
Máy chủ đảm bảo phục vụ yêu cầu của máy khách thông qua việc điều khiển quá trình phân phối tài nguyên trong mạng. Ưu điểm của mô hình Client – Server là quản lý dữ liệu tập trung, khả năng bảo mật cao và rất thích hợp cho các hệ thống mạng cỡ trung bình, lớn.
- Mô hình trên nền Web – Khái niệm mạng máy tính
Đây là mô hình mà người dùng sử dụng trình duyệt web cùng kết nối internet để có thể chia sẽ dữ liệu, tải ứng dụng hay phần mềm, xem video cùng tham gia các hoạt động trực tuyến khác. Mô hình này hiện nay được dùng rất phổ biến.
Mạng máy tính đang phát triển ra sao?
- Phần mềm tự xác định (SDN): Công nghệ ngày một phát triển trong thời đại “kỹ thuật số”. Kiến trúc mạng đang dần trở nên tự lập trình, tự động và mở hơn. Trong những mạng do phần mềm tự xác định, việc định tuyến lưu lượng được điều khiển tập trung. Thông qua các cơ chế dựa trên phần mềm. Nhờ đó giúp mạng phản ứng nhanh hơn với các điều kiện thay đổi
- Dựa trên mục đích (IBN): Xây dựng dựa trên các nguyên tắc SDN, không chỉ đem lại tốc độ mà còn thiết lập một mạng riêng. Để đạt được các mục tiêu mong muốn. Nhờ vào tự động hóa các hoạt động một cách rộng rãi, phân tích hiệu suất. Xác định các khu vực có vấn đề, cung cấp bảo mật toàn diện và tích hợp với các quy trình kinh doanh.
- Ảo hóa: Cơ sở mạng vật lý có thể được phân vùng một cách hợp lý, tạo ra nhiều mạng “bao phủ”. Mỗi mạng logic này có thể được điều chỉnh. Để giúp đáp ứng các yêu cầu cụ thể về bảo mật, chất lượng dịch vụ (QoS) và các yêu cầu khác.
- Tích hợp đa miền: Các doanh nghiệp lớn hơn có thể xây dựng các mạng riêng biệt. Còn được gọi là miền mạng, cho văn phòng, mạng WAN và trung tâm dữ liệu của họ. Các mạng này giao tiếp với nhau thông qua bộ điều khiển của chúng. Các tích hợp liên mạng hoặc đa miền như vậy. Thường liên quan đến việc trao đổi các thông số hoạt động có liên quan. Để giúp đảm bảo đạt được các kết quả kinh doanh mong muốn trên các miền mạng.
Các tính năng chính để phân biệt LAN với WAN
LAN bị bó hẹp trong phạm vi kết nối cục bộ tại gia đình hoặc được thiết lập trong phạm vi một văn phòng. Trong LAN, tổ chức sở hữu mọi thành phần. Đối với WAN, tổ chức phải thuê một vài thành phần cần thiết để truyền tải dữ liệu, chẳng hạn như đường truyền tốc độ cao.
LAN cũng thường có tốc độ cao hơn WAN. Ví dụ, hầu hết các card Ethernet truyền tải dữ liệu ở tốc độ 100 hoặc 10000 Mbps, nếu sử dụng Gigabit Ethernet thì dữ liệu di chuyển với tốc độ 40 Gbps. Tuy nhiên, một kết nối WAN chuẩn chỉ có thể chạy với tốc độ 1.5 Mbps đến 100 Mbps hoặc hơn tùy theo công nghệ sử dụng.
>> Xem thêm:
Bài viết liên quan: