IP là gì? Những điều cần biết về địa chỉ IP khi sử dụng

IP là gì? Những điều cần biết về địa chỉ IP khi sử dụng

IP chắc hẳn đã không còn xa lạ với người dùng Internet hiện nay. Nhưng ít ai trong chúng ta thực sự biết được IP là gì? Vậy thì FPT Telecom sẽ chia sẻ với bạn những thông tin có ích qua bài viết IP là gì? Những điều cần biết về địa chỉ IP khi sử dụng này nhé. 

IP là gì?

Địa chỉ IP tiêu chuẩn được định dạng với 4 nhóm chữ số khác nhau. Chúng được giới hạn từ 0 – 255 ngăn cách bởi dấu chấm.

IP hay Internet Protocol là địa chỉ số có trên mọi thiết bị kết nối mạng để chia sẻ dữ liệu với nhau giao thức kết nối Internet. Cùng Mắt Bão tìm hiểu về công dụng cũng như các thông tin cần viết về IP là gì nhé!

IP có công dụng điều hướng dữ liệu. Được dùng sử dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong mạng máy tính. Hãy hình dung địa chỉ IP tương tự như địa chỉ nhà riêng, hoặc địa chỉ mà các doanh nghiệp cung cấp để người khác có thể nhận diện. Vì vậy, khi bạn truy cập email hay website, dù IP được cung cấp không gắn trực tiếp với thiết bị thì những con số này vẫn tiết lộ một vài thông tin về bạn.

IP là gì?
IP là gì?

Địa chỉ IP được dùng để làm gì?

Chính địa chỉ IP sẽ giúp các thiết bị trên mạng internet phân biệt và nhận ra nhau, từ đó có thể giao tiếp với nhau. Nó cung cấp danh tính của các thiết bị được kết nối mạng, tương tự như địa chỉ nhà hay doanh nghiệp trong thực tế đều có vị trí cụ thể.

Nếu như bạn có một lá thư tay muốn gửi cho người yêu ở nước ngoài, bạn sẽ cần phải biết chính xác địa chỉ của người đó. Lá thư bạn gửi sẽ không đến tay người yêu bạn nếu như chỉ điền tên người nhận. Thay vào đó, nhất định bạn phải điền đầy đủ địa chỉ cụ thể và tất nhiên địa chỉ đó phải tra cứu, truy xuất được thông qua số điện thoại.

Đó cũng là quy trình chung được sử dụng khi bạn gửi dữ liệu qua mạng internet. Tất nhiên cách thức thực hiện sẽ rất khác và hoàn toàn tự động, thay vì sử dụng số điện thoại thì máy tính của bạn sử dụng DNS server để tra cứu tên người gửi hay đích đến (hostname) và tìm địa chỉ IP đó.

Ví dụ bạn muốn tìm “cách kiểm tra IP” trên Google, yêu cầu của bạn sẽ được chuyển đến DNS server để tìm kiếm những trang web có chứa kết quả và địa chỉ IP tương ứng. Nếu không có IP máy tính của bạn sẽ không thể biết bạn đang tìm kiếm gì.

Địa chỉ IP được dùng để làm gì?
Địa chỉ IP được dùng để làm gì?

Cấu tạo của địa chỉ IP

Người ta phân địa chỉ IP ra làm 5 lớp phân biệt (class):

  • Lớp A:

Lớp này bao gồm các địa chỉ IP có octet đầu tiên có mang giá trị từ 1-126.
Lớp A sẽ dành riêng cho địa chỉ của các tổ chức lớn trên thế giới.
Lớp A có địa chỉ từ 1.0.0.1 đến 126.0.0.0.

  • Lớp B: Lớp này gồm các IP có octet đầu tiên có giá trị từ 128-191. 

Lớp B sẽ dành cho tổ chức hạng trung trên thế giới.
Lớp B có địa chỉ từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0

  • Lớp C:

Lớp này gồm các địa chỉ IP có octet đầu tiên có giá trị từ 192-223.
Lớp C được sử dụng trong các tổ chức nhỏ.
Trong đó có cả máy tính cá nhân. Lớp C có địa chỉ từ 192.0.1.0 đến 223.255.254.0

  • Lớp D:

Lớp này gồm các địa chỉ IP có octet đầu tiên có giá trị từ 224-239.
Lớp D có 4 bit đầu tiên luôn là 1110.
Đặc biệt lớp D được dành cho phát các thông tin (multicast/broadcast).
Lớp này sẽ có địa chỉ từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255

  • Lớp E:

Lớp này gồm các địa chỉ IP có octet đầu tiên có giá trị từ 240-255.
Lớp E có 4 bit đầu tiên luôn là 1111.
Lớp E được dành riêng cho việc nghiên cứu.
Nó sẽ có địa chỉ từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255

  • Loopback: Lớp này sẽ có địa chỉ 127.x.x.x và được dùng riêng để kiểm tra vòng lặp quy hồi (loopback).
Cấu tạo của địa chỉ IP
Cấu tạo của địa chỉ IP

Nguyên lý hoạt động của địa chỉ IP

Mọi thiết bị hoạt động trên internet đều có địa chỉ IP. Hiểu theo cách đơn giản thì địa chỉ IP là nơi máy tính cư trú. Nó có thể xác định máy tính của riêng bạn, một trang web, một máy chủ mạng hoặc thậm chí một thiết bị. Địa chỉ IP đặc biệt quan trọng để gửi và nhận thông tin. Nó sẽ định tuyến lưu lượng truy cập internet đến nơi nó cần đến và sẽ chuyển lưu lượng này đến máy tính của bạn.

Nguyên lý hoạt động của địa chỉ IP
Nguyên lý hoạt động của địa chỉ IP

Các dạng địa chỉ IP

Địa chỉ IP động

Địa chỉ IP động, tên gọi khác là IP Dynamic, là loại địa chỉ IP mà thiết bị có thể thay đổi được. Trong các trường hợp không cần thiết sử dụng IP tĩnh, đa số khách hàng chỉ được ISP gán cho các địa chỉ IP khác nhau sau mỗi một lần kết nối.

Mục đích của việc ISP cấp IP động đó là tiết kiệm được nguồn địa chỉ IP đang trong giai đoạn cạn kiệt như hiện nay. Và khi một thiết bị không được kết nối vào mạng Internet, khi đó nhà cung cấp sẽ dùng địa chỉ IP đó cấp cho người khác sử dụng.

Địa chỉ IP tĩnh

Địa chỉ IP tĩnh tên tiếng anh là IP Static, là loại địa chỉ IP cố định dành cho một người hoặc nhóm người sử dụng mà thiết bị đó của họ luôn đặt một địa chỉ IP khi kết nối đến Internet. Để đáp ứng nhu cầu nhiều người truy cập mà không bị dán đoạn, nên thường địa chỉ IP tĩnh được cấp cho một máy chủ, như dạng máy chủ web hay máy chủ mail.

Địa chỉ IP cá nhân

Địa chỉ IP cá nhân (IP Private) là một loại địa chỉ IP riêng được sử dụng trong nội bộ mạng LAN, thường gặp đó là mạng trong các công ty, trường học hay hộ gia đình. IP cá nhân không có chức năng kết nối với mạng Internet, mà chỉ cho phép các thiết bị trong mạng nội bộ mạng đó giao tiếp với nhau thông qua thiết bị đó là bộ định tuyến router. Địa chỉ IP cá nhân này có thể tự thiết lập theo cách thủ công hoặc được bộ định tuyến gán một cách tự động.

Các dạng địa chỉ IP
Các dạng địa chỉ IP

Địa chỉ IP công cộng

Địa chỉ IP công động (IP Public) là loại địa chỉ mà đơn vị cung cấp dịch vụ Internet dùng để chuyển đi các yêu cầu Internet đến một tổ chức cụ thể. Đây chính là loại địa chỉ mà mạng tổ chức hoặc mạng của gia đình sử dụng để giao tiếp với các thiết bị được kết nối Internet khác, từ đó cho phép các thiết bị trong cùng mạng có thể truy cập mạng và liên lạc trực tiếp với máy tính khác.

Ưu điểm và nhược điểm của địa chỉ IP

Ưu điểm 

  • IP là giao thức hỗ trợ kết nối an toàn, tạo điều kiện để các thiết bị giao tiếp với nhau qua mạng internet.
  • Cho phép truy cập internet nhanh hơn.
  • Hỗ trợ người dùng quản lý hệ thống mạng một cách hiệu quả, chặt chẽ.

Nhược điểm

  • Người ta dễ bị lộ thông tin cá nhân khi truy cập vào mạnh tổng cộng.
  • Hoạt động truy cập thường bị lưu đại, khi sử dụng IP để truy cập vào mạng.
Ưu điểm và nhược điểm của địa chỉ IP
Ưu điểm và nhược điểm của địa chỉ IP

Cách tra cứu địa chỉ IP như thế nào? 

– Tìm địa chỉ IP trên Mac: Truy cập menu Apple => System Preferences => Network. Tiếp theo chọn Wifi hoặc Ethernet, tùy thuộc vào kết nối của bạn. Lúc này trên màn hình sẽ hiển thị cửa sổ, tại đây bạn sẽ tìm thấy địa chỉ IP của mình nằm bên dưới trạng thái kết nối.

– Trên Windows 10: Trên thanh Taskbar, tìm và click chọn biểu tượng Wifi hoặc mạng dây Ethernet, tiếp theo tìm và kích chuột phải vào kết nối mạng mà bạn đang sử dụng chọn Properties. Địa chỉ IP của bạn nằm kế bên mục IPv4 address trên cửa sổ hiển thị trên màn hình.

– Trên Android: Truy cập Settings (cài đặt) => Wireless & Networks hoặc Network & Internet, tùy thiết bị. Chọn mạng Wifi mà bạn đang kết nối và sử dụng. Cửa sổ hiển thị trên màn hình sẽ chứa địa chỉ IP và các thông tin kết nối mạng khác.

– Trên iPhone, iPad: Truy cập Settings (cài đặt) => Wifi và nhấn chọn biểu tượng mũi tên nằm kế bên kết nối mạng. Địa chỉ IP nằm trong mục IP address.

Cách tra cứu địa chỉ IP như thế nào? 
Cách tra cứu địa chỉ IP như thế nào?

>> Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *