SSD là gì? SSD có những điểm gì nổi bật so với HDD

SSD là gì? SSD có những điểm gì nổi bật so với HDD

Hiện nay ổ cứng SSD ngày càng phổ biến và được ưa chuộng bởi tốc độ và tính năng ưu việt của nó. Vậy thì FPT Telecom sẽ đem đến cho bạn những thông tin cơ bản qua bài viết SSD là gì? SSD có những điểm gì nổi bật so với HDD này nhé. 

SSD là gì ?

Nếu đang tìm một sự trợ giúp để xử lý chiếc máy tính rùa bò của mình, hẳn bạn sẽ từng được tư vấn rằng hãy lắp SSD đi. Nhưng bạn vẫn chưa biết SSD là gì? Trước đây, trên bất kỳ loại máy tính nào kể cả là máy bàn hay laptop đều được trang bị một loại ổ cứng cơ học để lưu trữ dữ liệu gọi là HDD ( Hard Disk Driver). 

Nhưng đến thời điểm hiện tại, HDD đang dần tỏ rõ nhược điểm của mình về tốc độ đọc ghi dữ liệu hay truyền tải dữ liệu, xử lý tác vụ nặng. Nhu cầu làm việc nhanh hơn, xử lí được nhiều tác vụ hơn đã đòi hỏi sự thay đổi mới mẻ của thiết bị lưu trữ dữ liệu. Và đó cũng chính là lý do để ổ cứng SSD xuất hiện thay thế cho HDD. 

SSD là cụm từ viết tắt của Solid State Drive. Nếu như HDD là ổ cứng dạng cơ học sử dụng đĩa quay chuyển động thì SSD lại sử dụng những con chip Flash để lưu trữ dữ liệu. Chính vì vậy ngoài tốc độ xử lý tốt hơn, ổ cứng SSD cũng có kích thước gọn nhẹ hơn ổ cứng HDD rất nhiều.

SSD là gì ?
SSD là gì ?

Nguyên lý hoạt động của ổ SSD là gì? Ổ cứng SSD có tác dụng gì?

Tác dụng của ổ SSD là lưu trữ dữ liệu trong thời gian dài. Dữ liệu khi lưu trên ổ cứng này sẽ không bị mất ngay cả khi máy tính bị ngắt điện đột ngột. 

Để thực hiện chức năng gửi, nhận dữ liệu nhanh chóng, ổ cứng SSD dùng một tấm có chứa nhiều ô điện. Các tấm này được phân thành những phần nhỏ gọi là “trang”. “Trang” chính là nơi mà dữ liệu được lưu trữ. Các trang gộp lại với nhau để tạo thành nhiều khối. Ngoài ra, vì được thiết kế không có bộ phận chuyển động, nên ổ cứng SSD còn có tên gọi khác là ổ cứng thể rắn.

SSD có khả năng ghi dữ liệu vào một trang trống trong khối bất kỳ. Do đó, người dùng không thể ghi đè dữ liệu lên mỗi trang riêng lẻ.

Đối với chức năng xóa dữ liệu, SSD thực hiện bằng cách xác định chính xác những dữ liệu nào được đánh dấu không sử dụng. Tiếp đến, nó chuyển các dữ liệu này vào một khối riêng. Sau đó, nó tiến hành loại bỏ toàn bộ khối. Đồng thời, ngay lập tức nó cũng xác định lại các dữ liệu của bộ nhớ để trả lại khối, còn các trang không sử dụng thì để trống.

Nguyên lý hoạt động của ổ SSD là gì? Ổ cứng SSD có tác dụng gì?
Nguyên lý hoạt động của ổ SSD là gì? Ổ cứng SSD có tác dụng gì?

Phân biệt khác nhau giữa ổ cứng SSD và HDD?

Ngày nay, công nghệ phát triển rất nhanh, từng ngày trên các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại, máy tính bảng, laptop. Trên laptop, một thành phần không thể thiếu đó là ổ cứng để lưu trữ dữ liệu cũng như nạp hệ điều hành.

Công nghệ lưu trữ trên ổ cứng hiện nay có 2 loại: Hard-disk-drive (HDD) là dạng truyền thống, Solid-state-drive (SSD)là loại ổ cứng mới ở dạng thể rắn. Về cơ bản cả hai loại ổ cứng đều dùng để lưu trữ dữ liệu, nhưng chúng sẽ có nhiều điểm khác nhau, việc lựa chọn sử dụng sẽ tùy thuộc khá nhiều vào mức độ hiểu biết và nhu cầu của bạn.

Ổ cứng truyền thống được sử dụng rộng rãi trên tất cả các server cho đến hiện nay là HDD, nó có nhiều ưu điểm để nhà sản xuất còn duy trì đến ngày nay, quan trọng nhất vẫn là dung lượng lớn và giá thành không quá cao. Với dạng ổ đĩa HDD này, sử dụng một đĩa từ để lưu dữ liệu trên đó, máy sẽ truy cập dữ liệu bằng cách dùng một đầu đọc chạy trên mặt đĩa tròn xoay quanh trục.

Thế hệ ổ cứng mới là SSD khác biệt hoàn toàn về thiết kế lẫn cách hoạt động so với ổ cứng HDD. Do ở trạng thái rắn (bộ nhớ flash) nên ổ cứng SSD hoạt động rất êm, chống sốc cực tốt và hầu như ổn định, những ưu điểm này đều không có trên HDD.

Phân biệt khác nhau giữa ổ cứng SSD và HDD?
Phân biệt khác nhau giữa ổ cứng SSD và HDD?

Ưu điểm và nhược điểm ổ SSD

Ưu điểm của ổ cứng SSD

– Thời gian khởi động hệ điều hành nhanh chóng hơn.

– Tốc độ truy xuất các dữ liệu trong ổ cứng nhanh nhất.

– Thời gian khởi động và hoạt động các phần mềm trên máy tính nhanh hơn.

– Khả năng hoạt động ổn định tốt, và chống sốc cao khi bị rơi,…

– Hoạt động êm ái, không có tiếng ồn, tản nhiệt hiệu quả hơn ổ cứng HDD.

– Tăng hiệu suất làm việc của máy tính.

Nhược điểm của ổ cứng SSD

– Giá thành đắt đỏ, gấp đến 3 lần so với ổ cứng HDD cùng dung lượng.

– Dung lượng lưu trữ ít.

Ưu điểm và nhược điểm ổ SSD
Ưu điểm và nhược điểm ổ SSD

So sánh SSD và HDD

 

SSD

HDD

Tốc độ đọc/ ghi

Nhanh (cao nhất có thể lên đến 3500MB/s)

Chậm (dưới 100MB/s)

Tiếng ồn

Không tạo ra tiếng ồn

Có tiếng ồn vì sử dụng cơ chế cơ học để lưu trữ dữ liệu

Độ bền

SSD có độ bền cao hơn

HDD có độ bền thấp hơn và dễ bị tác động của ngoại lực

Nhiệt độ

Có thể chịu được nhiệt hoạt động độ từ 0 -70 độ C

Có thể chịu được nhiệt độ hoạt động từ 5 – 55 độ C

Sự phân mảnh

Không làm ảnh hưởng đến tốc độ đọc/ ghi của ổ cứng.

Làm ảnh hưởng đến tốc độ đọc/ ghi của ổ cứng.

Giá thành

Giá thành cao hơn khi cùng dung lượng với HDD

Giá thành thấp hơn khi cùng dung lượng với SSD

Các hãng SSD uy tín

Với thị trường mua bán lớn như hiện nay, việc chọn mua được một SSD chất lượng với giá thành phù hợp có lẽ là điều không dễ dàng. Tuy nhiên để tránh việc mua phải hàng nhái, kém chất lượng bạn cần chọn mua SSD có hương hiệu uy tín rõ ràng và được đông đảo khách hàng chọn lựa.

Một trong những hãng được khá đông đảo người tin dùng là hãng Intel, bởi sản phẩm của họ rất bền và ít lỗi trong quá trình sử dụng tuy nhiên tốc độ chậm hơn các hãng khác. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn các hãng uy tín khác như Seagate, SamSung,….

Các hãng SSD uy tín
Các hãng SSD uy tín

Khi nào nên sử dụng ổ cứng SSD

Hiện nay, giá cả của ổ cứng SSD đã giảm đáng kể so với trước đây. Vì vậy, nếu có điều kiện, chúng ta nên sử dụng ổ cứng SSD thay vì HDD trong mọi trường hợp.

Thực tế đã chứng minh rằng sự khác biệt về tốc độ giữa máy tính sử dụng SSD và máy tính dùng HDD rất rõ ràng (ví dụ như thời gian khởi động máy tính ASUS Vivobook X507 được trang bị ổ cứng SSD là khoảng 10-15 giây, trong khi khi sử dụng ổ cứng HDD thì mất khoảng 50-70 giây).

Khi nào nên sử dụng ổ cứng SSD
Khi nào nên sử dụng ổ cứng SSD

>> Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *