Hệ điều hành là gì? Tìm hiểu về những thông tin của hệ điều hành

Hệ điều hành là gì? Tìm hiểu về những thông tin của hệ điều hành

Các bạn đã từng nghe nhiều về hệ điều hành trên các thiết bị điện tử như: Laptop, điện thoại,… Vậy nó là gì và có vai trò quan trọng như thế nào? Hôm nay FPT Telecom cùng tìm hiểu thông qua bài viết Hệ điều hành là gì? Tìm hiểu về những thông tin của hệ điều hành này nhé!

Hệ điều hành là gì? 

Hệ điều hành (Operating System – OS) là chương trình mà sau khi được tải vào máy tính sẽ quản lý tất cả các chương trình ứng dụng khác trong máy tính. Các chương trình sử dụng hệ điều hành bằng cách đưa ra các yêu cầu cho các dịch vụ thông qua một giao diện chương trình ứng dụng (API) được xác định. Ngoài ra, người dùng có thể tương tác trực tiếp với hệ điều hành thông qua giao diện người dùng, chẳng hạn như giao diện dòng lệnh (CLI) hoặc giao diện người dùng đồ họa (GUI).

Hệ điều hành là gì? 
Hệ điều hành là gì?

Hệ điều hành (OS) có những loại nào?

Hiện nay, các loại của hệ điều hành operating system là gì? Đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải nắm khi tìm hiểu về OS. Cụ thể, hệ điều hành OS đang được chia thành các loại như sau:

  • Multi -user (Nhiều người dùng): Hệ thống cho phép nhiều người dùng có thể chạy các chương trình trong cùng một thời điểm. Một số hệ điều hành lớn hơn sẽ cho phép số lượng người dùng lên đến hàng trăm và thậm chí là hàng ngàn người cùng dùng đồng thời. 
  • Multitasking (Đa nhiệm): Sẽ cho phép nhiều chương trình có thể chạy đồng thời một lúc.
  • Multithreading (Đa luồng): Hệ thống cho phép những phần khác nhau của một chương trình có thể chạy cùng lúc. 
  • Real time (Thời gian thực): Hệ thống sẽ phản hồi ngay lập tức. 
Hệ điều hành (OS) có những loại nào?
Hệ điều hành (OS) có những loại nào?

Các hệ điều hành hiện nay

  • Apple OS

Một hệ điều hành do chính Apple làm ra để sử dụng trên các sản phẩm của mình. Ưu điểm phải được nhắc đến là sự mượt mà tuyệt đối, không xảy ra hiện tượng giật lag hay đứng máy trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên do hệ điều hành chỉ được sử dụng trên các sản phẩm của nhà Apple nên việc chia sẻ dữ liệu và tương tác còn khá hạn chế. 

  • Windows

Như đã nói ở trên, đây là hệ điều hành được sử dụng rộng rãi nhất nhờ vào ưu điểm sử dụng đơn giản, cấu hình yêu cầu không cần quá cao, vận hành mượt mà. 

Cũng nhờ được sử dụng phổ biến trên đa số thiết bị nên việc tương tác, chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị với nhau cũng vô cùng dễ dàng đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dùng.

  • Linux

Linux với khả năng làm khai thác tối đa phần cứng, thậm chí có phần nhỉnh hơn cả Windows. Tính linh hoạt cao có thể vận hành trên hầu hết sever máy tính.

Khi sử dụng hệ điều hành này bạn sẽ khá an tâm về vấn đề an toàn không lo bị dính virus hay các mã độc cũng như Linux đòi hỏi cấu hình không quá cao để sử dụng. Tuy nhiên cộng đồng sử dụng hệ điều hành này cũng khá thấp vì nó không quá đơn giản để sử dụng.

Các hệ điều hành hiện nay
Các hệ điều hành hiện nay

Thành phần của hệ điều hành

Sau khi đã tìm hiểu hệ điều hành là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các thành phần của hệ điều hành. Hệ điều hành bao gồm nhiều thành phần và tính năng khác nhau. Tuy nhiên, ba thành phần dễ dàng xác định nhất là:

– Kernel: Cung cấp các điều khiển mức cơ bản trên tất cả các thiết bị phần cứng máy tính. Các vai trò chính bao gồm: đọc dữ liệu từ bộ nhớ và ghi dữ liệu vào bộ nhớ, xử lý các lệnh thực hiện, xác định cách dữ liệu được nhận và gửi bởi các thiết bị như màn hình, bàn phím, chuột và xác định cách diễn giải dữ liệu nhận được từ mạng.

– User Interface (Giao diện người dùng): cho phép việc tương tác với người dùng thông qua các graphical icons và một desktop hoặc thông qua một command line.

– Application Programming Interfaces (Giao diện lập trình ứng dụng): cho phép các application developers (nhà phát triển ứng dụng) viết modular code.

Thành phần của hệ điều hành
Thành phần của hệ điều hành

Chức năng của hệ điều hành

  • Quản lý chia sẻ tài nguyên

Một hệ thống máy tính có rất nhiều tài nguyên (CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi,…) rất giới hạn. Nhưng trong hệ thống đa nhiệm, với nhiều yêu cầu cung cấp tài nguyên từ các chương trình. Nên hệ điều hành phải phân phối nhanh chóng các tài nguyên có sẵn.

  • Kiểm soát chương trình

Hệ điều hành (Operating System) kiểm soát các chương trình đang chạy trên hệ thống để tránh xảy ra lỗi và các trường hợp sử dụng không đúng cách từ người dùng.

Một số chức năng nâng cao khác:

  • Chức năng quản lý quá trình (Process Management).
  • Chức năng quản lý bộ nhớ (Memory Management).
  • Chức năng quản lý ổ cứng (Storage Management).
  • Chức năng quản lý bộ nhớ ngoài (USB, HDD).
  • Chức năng quản lý hệ thống lưu trữ.
  • Giúp người dùng cách tiếp cận nhanh chóng và tiện lợi.
Chức năng của hệ điều hành
Chức năng của hệ điều hành

Nhiệm vụ của hệ điều hành

Bên dưới đây chính là các nhiệm vụ mà hệ điều hành của một thiết bị đảm nhận. Khi nhìn vào đây, bạn có thể thấy được sức nặng của nó trong bất cứ một sản phẩm nào đó:

  • Thực thi những thao tác cơ bản như: viết, đọc, quản lý kho dữ liệu cùng với hệ thống những tập tin (File System).
  • Hỗ trợ điều khiển và quản lý phần cứng hiệu quả.
  • Đem lại những thông lệnh để giúp máy vận hành.
  • Cung cấp giao diện cơ bản cho những phần mềm và ứng dụng trên máy.
Nhiệm vụ của hệ điều hành
Nhiệm vụ của hệ điều hành

>> Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *